benh gan

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Lây nhiễm viêm gan B qua truyền máu

Theo thống kê của Viện Truyền máu Huyết học Trung ương, gần 10% lượng máu hiến bị phát hiện có chứa mầm bệnh truyền nhiễm, cao nhất là bệnh viêm gan B. Theo quy trình, trước khi hiến máu, người hiến máu sẽ tiến hành khám lâm sàng. Đồng thời, các đơn vị máu tiếp nhận trên toàn quốc cũng bắt buộc phải sàng lọc 5 loại bệnh viêm gan siêu vi B, siêu vi C, nhiễm HIV, giang mai và sốt rét. Để đạt độ chuẩn xác cao và giảm thiểu rủi ro lây lan các bệnh truyền nhiễm qua máu, đòi hỏi ngành y tế cần có sự đầu tư không chỉ về nhân lực mà cần kỹ thuật phân tích sàng lọc quy chuẩn, hiện đại để đảm bảo truyền máu an toàn.
Mặc dù người cho máu đều có xét nghiệm HbsAg (-)nhưng viêm gan siêu vi B sau truyền máu vẫn có thể xảy ra khoảng 1 – 4 %,(không kể trường hợp xét nghiệm sai) có thể do những nguyên nhân sau đây:
Người cho máu đang ở giai đoạn “cửa sổ miễn dịch “.
Khoảng 10% viêm gan siêu vi B cấp nhưng HbsAg (-), phải tìm chỉ điểm huyết thanh khác AntiHBc IgM.
Người nhiễm trùng do HBV kéo dài với HbsAg (-).Người này có nồng độ AntiHBc rất cao, HBsAg rất thấp chỉ có thể phát hiện bằng thử nghiệm nhạy như RIA.
Ðiều này có nghĩa HBsAg quá ít không phát hiện bằng xét nghiệm thường, nhưng vẫn có hiện diện HBsAg, nhiễn trùng vẫn tiếp diễn và có thể lây.
Các nhà khoa học giải thích ngay cả trường hợp bệnh nhân đã nhiễm siêu vi B đã hồi phục tức AntiHBs (+), AntiHBc (+), nhưng bệnh nhân vẫn có thể phát triển viêm gan siêu vi B mãn tính, xơ gan,K.Vì HbcAg vẫn tồn tại ở tế bào gan, mặc dù HbcAg không có dạng tự do trong huyết thanh, nhưng là thành phần của hạt tử Dane trong huyết thanh, do đó vẫn có khả năng gây viêm gan tiến triển và lây bệnh.
Hiện nay theo Hiệp Hội Gan mật châu Á Thái Bình Dương, để phòng lây nhiễm viêm gan siêu vi các xét ngiệm nên làm ở người cho máu là HBsAg, AntiHBs, AntiHbc (IgM, IgG).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét