benh gan

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm gan nói chung.

Đối với bệnh nhân bị mắc các bệnh về gan thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ đóng vai trò rất lớn trong quá trình điều trị bệnh, do đó, khi không may mắc phải bệnh gì về gan người bệnh cần phải chú ý đến vấn đề ăn gì, uống gì để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm nhất và không có các biến chứng xấu xảy ra.


Bệnh nhân bệnh gan nên có chế độ ăn uống thế nào? chế độ ăn uống cũng là một cách giúp điều trị viêm gan b , c, a..


1. Giảm mỡ

Giảm mỡ là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà bệnh nhân gan cần nhớ khi lập thực đơn. Việc ăn nhiều mỡ sẽ làm hại các tế bào gan và dần dần giết chết chúng.

Khi tế bào gan bị tổn thương, ở bào tương của nó lập tức xuất hiện những hạt mỡ. Đó là hiện tượng thoái hóa mỡ của tế bào gan. Hạt mỡ lớn dần, có thể bóp nghẹt nhân tế bào và giết chết tế bào đó. Vì vậy, bệnh nhân gan cần phải giảm mỡ trong chế độ ăn.

2. Tăng glucid

Bình thường, một phần glucid của chế độ ăn được dự trữ trong gan dưới dạng glucogen. Chức năng chuyển hóa và dự trữ glucogen rất quan trọng vì nó làm cho gan phát huy được vai trò giải độc. Khi gan bị tổn thương, dự trữ glucogen giảm nên bệnh nhân phải tăng glucid trong chế độ ăn để tăng dự trữ glucogen, giảm sự xâm nhập mỡ vào gan.

3. Tăng protid

Protid được cung cấp nhiều sẽ làm tăng khả năng tái tạo tế bào của cơ thể, trong đó có tế bào gan đang bị tổn thương vì bệnh. Gan có chức năng tăng lượng protid của huyết tương và là nơi tập trung protid trước khi nó được phân bổ đi khắp cơ thể. Khi gan bị bệnh mạn tính, nhất là xơ gan, hiện tượng giảm protid máu thường xảy ra. Do vậy, việc giảm protid ở chế độ ăn sẽ gây bất lợi.

4. Tăng cường sữa. triệu chứng viêm gan b

Methionin (acid amin có nhiều trong đạm của sữa) giúp tổng hợp cholin, một chất chống lại sự xâm nhập mỡ vào tế bào gan bằng cách chuyển lipid từ gan đến tổ chức mỡ dưới da. Do đó, chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan rất tốt.

Bệnh nhân bệnh gan cần có chế độ ăn hợp lý

5. Tăng các loại vitamin

Ngoài chức năng chuyển hóa protid, gan còn có chức năng quan trọng là đồng hóa các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Khi gan bị bệnh, cơ thể thiếu các vitamin này. Đặc biệt, việc thiếu vitamin K có thể gây chảy máu do giảm tỷ lệ prothrombin huyết thanh.

6. Đủ nước, giảm muối nếu có cổ chướng

Nên uống nước quả, nước rau luộc, nước ép trái cây cùng với chế độ ăn mềm, lỏng. Nếu uống nhiều nước và ăn mặn sẽ làm mức độ cổ chướng tăng nhiều hơn.

7. Bỏ các thức uống có tính kích thích, gây độc cho gan

Không dùng rượu, bia, cà phê, chè đặc. Nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: chè nhân trần, artiso, hạt dành dành, nghệ, lá gai, lá chanh...

Theo khuyến cáo của các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, người bị bệnh gan tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa gan mật về tình trạng bệnh của mình để từ đó có được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cũng như phác đồ điều trị tốt nhất. Người bệnh tránh việc tự ý điều trị, tự ý dùng các loại thuốc bởi nếu không may sử dụng phải các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng kém thì có thể làm cho bệnh tình dễ nặng hơn. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc điều trị nếu không phù hợp với từng người bệnh còn có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, khi đó việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám chuyên khoa gan có uy tín để nhận được phác đồ điều trị bệnh tốt nhất.


Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã là phòng khám hàng đầu trong dieu tri viem gan b , c, a, d  đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động.

Được trang bị máy móc và các thiết bị y tế hàng đầu thế giới, cùng với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia hàng đầu trong điều trị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan B và C, phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã luôn là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân.

Mọi thông tin thắc mắc về bệnh gan vui lòng gọi điện đến số 0437.349.392 – 0437.181.999 để được các bác sĩ của Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã tư vấn trực tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét